Vệ sinh chuồng dê đúng cách và khoa học

12/06/2020 4:12 pm | Lượt xem: 1,890

Vệ sinh chuồng nuôi dê

 

– Vệ sinh cơ giới

Dê rất ưa sạch sẽ, vì vậy, trong khi nuôi, bà con phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ nuôi sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh và các nhân tố xấu bên ngoài môi trường tác động.

Hàng ngày khi thả đàn dê ra sân chơi, bà con cần vệ sinh quét dọn sàn chuồng, dội nước phía bên trong nền và rãnh thoát nước để xịt sạch sẽ tránh để phân và nước tiểu ứ đọng.

Trước khi cho dê ăn thức ăn mới, bà con nên vệ sinh sạch máng ăn thô, máng ăn thức ăn tinh, rửa sạch máng uống và thay nước.

Kiểm tra mái nhà thường xuyên, đặc biệt là sau mưa báo để kịp thời sửa chữa. Vách tường, vách ngăn cũng cần kiểm tra, xịt rửa sạch sẽ.

Cung cấp đầy đủ nước sạch trong suốt quá trình vệ sinh, tẩy uế. Không để nước tù nước đọng trong sân chơi của dê.

– Tiêu độc sát trùng

Sát trùng chuồng nuôi dê là vấn đề mà bà con cần phải hết sức quan tâm, tiến hành theo định kỳ, đúng quy trình, sử dụng đúng thuốc, nồng độ thuốc…

Bà con sẽ tiến hành tiêu độc 7 ngày trước khi nuôi nhốt và tiêu độc sau 15 ngày xuất chuồng, và 3 ngày trước khi nuôi trở lại. Ngoài ra, trong quá trình nuôi , chuồng nuôi đúng kỹ thuật cũng cần được tiêu độc định kỳ 1 tháng 1 lần. Để tiến hành tiêu độc, bà con cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ bằng nước để giảm mật độ vi sinh vật trên bề mặt chuồng, làm tiền đề cho bước tiếp theo.

Tiến hành phát quang bụi rậm cách xa chuồng nuôi tối thiểu 1m, sử dụng vôi rắc xung quanh chuồng, hố sát trùng. Sau khi quét dọn, bà con có thể tiêu độ vật lý bằng cách sử dụng nước sôi hoặc lửa để diệt mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh. Nếu dùng lửa bà con phải hết sức lưu ý vì toàn bộ vật liệu đều dễ cháy. 

Tiếp theo, tiến hành sát trùng, tiêu độc bằng hóa chất. Đối với chuồng nuôi có dê và không dê, bà con phải cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn thuốc phù hợp tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Bà con có thể sử dụng phương pháp xông hoặc phun.

Chuồng nuôi không có gia súc

Chuồng nuôi có gia súc

Chloramine B 1,5 gr/ 1 lít nước

Pacoma 1/700 – 1 %o

Halamid (Chloramin T) 3 gr/ 1 lít nước

Chloramine B 2 %o, 1 %

Vôi bột

TH4 1/200, 1/400

Nước vôi 10 – 20 %

Virkon S 1/200

Formol 2 – 5 %

Hantox-200 (diệt KST ngoài da như ghẻ heo…) 50 ml/10-15 lít nước

Soude 2 – 5 %

Butox (phun diệt ve trên bò) 10 ml/ 5 lít nước

TH4 0,5 – 2 %

 

Lenka 1 – 3 %

 

BKA pha loãng 1 % (10ml/ 1 lít nước / 3-5 m2 nền chuồng)

 

Virkon S 1 %

 

Remanol Plus 1/200

 

DSC 1 %o

 

Pacoma 1/500 – 1/2000

 

Bột lưu huỳnh 0,04 kg/m2

 

Neporex 80 g/100 lít nước/80 m2

 

Lindores 15 ml /5lít nước

 

Hantox-200 (diệt ruồi, muỗi, gián, kiến,…) 50 ml/20-40 lít nước phun đều trên bề mặt.

 

 

 

Làm chuồng là bước quan trọng, là tiền đề cho quyết định lớn đến mức độ thành công khi nuôi dê. Bà con nên áp dụng đúng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê để đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro và tác động tới môi trường.

 

Bình luận facebook

Bình luận bài viết

Bình luận của bạn sẽ được đăng lên với chế độ ẩn danh

Hãy viết thêm ít nhất 10 từ nữa

Tag